top-banner-2

Chủ nhật, 15/12/2013, 10:14 GMT+7

Ra mắt “Nẻo về” – hành trình 19 năm bước ra từ bóng tối của tác giả Lê Trung Tuấn

Được thai nghén trong nhiều năm , 274 trang sách “Nẻo Về” đã tái hiện lại đời thực 19 năm chìm đắm trong bóng đêm tội lỗi với những đau đớn, giằng xé lương tâm khi trở về với cuộc sống bình thường của chính tác giả - bức tranh sinh động nhất về tác hại của ma túy đối với một con người. Là thông điệp  gửi tới những người còn trong vòng xoáy ma túy sớm thức tỉnh để trở về với cuộc sống lương thiện đã được chính thức được ra mắt chiều 10/12, tại khách Sạn Bảo Sơn.

alt

Tự truyện Nẻo về của tác giả Lê Trung Tuấn

Cuốn tự truyện đã được giới thiệu một cách trân trọng đầy xúc động trong sự có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm nguyên chính ủy Bộ tư lệnh Lăng, Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức – Đại diện cục C82 tổng cục 8 , Đại tá Phùng Thiên Tân Giám đốc, kiêm Tổng biên tập Nhà Xuất bản Công an Nhân dân, Đại tá Nhà văn Chu Lai, đông đảo khách mời và các chứng nhân có mặt trong cuốn tự truyệnnhư: ông Lê Văn Thùy – bố tác giả, ông Đoàn Văn Dũng – trưởng công an thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (nơi tác giả và gia đình cư trú), ông Lê Đông Dương – nhân viên bán xăng tại cây xăng xã Lý Hòa, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình  bị tác giả“cướp” tại Quảng Bình năm 2001, ông Đậu Thế Tụng – trưởng phòng công tác sinh viên trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh “nơi tác giả theo học và bị bạn bè xấu rủ rê nghiện năm 1995”.

alt

Tác giả Lê Trung Tuấn chia sẻ về cuốn tự truyện tại buổi ra mắt độc giả

Câu chữ giản dị, không cầu kỳ dưới hình thức tự truyện, song ẩn sâu trong đó là những tâm sự chân thành vắt ra từ quãng đời cay đắng mà tác giả đã trải qua trong 6 năm nghiện ma túy và 13 năm vật lộn để trở về với cuộc đời. 274 trang sách “Nẻo Về” đã vẽ lên một bức tranh sinh động nhất về tác hại của ma túy đối với một con người. Ma túy đã hủy hoại tâm hồn của họ khiến họ không còn là mình, những mảng màu sáng tối đan xen nhau như những vết thương tâm hồn dù lành nhưng chằng chịt sẹo ngắn dài, lồi lõm. Đó còn là tiếng khóc âm thầm, lặng lẽ của người con trai bị nghiện ma túy khi nghĩ tới mẹ cha mình, những người thân đã vô tình phải cùng họ, gián tiếp chịu cảnh bị ma túy tàn phá, đã được viết ra với mong muốn thức tỉnh những con nghiện còn đang trong vòng xoáy triền miên của ma túy, để giúp họ tìm được Nẻo về với cuộc đời lương thiện.

Nói như nhà văn Chu Lai “Cuốn tự truyện này là một hoài niệm thâm trầm, tử tế, nó hoàn toàn không nhằm mục đích đề cao cá nhân, quảng bá thân phận hay mang tính vụ lợi gì khác ngoài dùng chính quãng đời đau đớn, rớm máu và đầy nước mắt của mình để báo động, để cảnh tỉnh những ai đó sắp bước vào hoặc đã bước vào cái chết trắng khủng khiếp. Một cuộc đời không bịa được, bởi thế cho nên nó thật đến trần trụi, thật không thể thật hơn được nữa. Như thể mỗi con chữ, mỗi trang viết tác giả đều cắt sẻo thịt da, gân tủy của mình ướp vào đó”.

alt

Cuốn tự truyện đã thu hút được nhiều độc giả trẻ ngay tại buổi ra mắt

Trong khuôn khổ của buổi giới thiệu tác phẩm, còn có Trưng bày  theo chủ đề “Nẻo Về” với nhiều bài báo viết về tác giả, tác phẩm và hình ảnh tác giả Lê Trung Tuấn tham gia giao lưu, tặng 3000 cuốn sách tại các trường học, trại cai nghiện, trại giam.  Bên cạnh đó là hàng trăm bức thư cảm nhận, chia sẻ cảm xúc của các bạn học sinh, sinh viên, học viên sau khi đọc xong tác phẩm “Nẻo Về”.

Tác giả Lê Trung Tuấn:

- Sinh năm 1977, hiện nay đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bí thư Chi bộ Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Về Nguồn.

- Bắt đầu nghiện ma tuý từ năm 1996. Sau 7 lần cai nghiện, 02 lần tìm đến cái chết, vào năm 2001, Lê Trung Tuấn đã cai nghiện thành công.

- Đến nay sau 13 năm từ giã ma tuý, Lê Trung Tuấn đã trở thành một người có nhiều đóng góp cho cộng đồng và được kết nạp Đảng trở thành Đảng viên ĐCSVN.

Theo VHDN


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ra mắt “Nẻo về” – hành trình 19 năm bước ra từ bóng tối của tác giả Lê Trung Tuấn

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn