top-banner-2

Thứ tư, 24/08/2016, 10:21 GMT+7

Giá dịch vụ y tế giúp CPI cả nước tăng nhẹ trong tháng 8

Chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 8,12% góp phần làm cho CPI cả nước tăng khoảng 0,28%.

Trong tháng 8, chỉ số CPI cả nước tăng 0,1% so với tháng trước, tăng 2,57% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng đầu năm 2016, chỉ số này đã tăng thêm 1,91%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 6 nhóm tăng, gồm: thuốc và dịch vụ y tế (6,18%); giáo dục (0,47%); may mặc, mũ nón, giầy dép (0,14%); hàng hóa và dịch vụ khác (0,11%); đồ uống và thuốc lá (0,05%); thiết bị và đồ dùng gia đình (0,05%).

Còn 5 nhóm hàng giảm bao gồm: giao thông (1,97%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (0,14%); văn hóa, giải trí và du lịch (0,12%); bưu chính viễn thông giảm (0,03%) và nhà ở và vật liệu xây dựng (0,02%).

Nguyên nhân khiến CPI tăng nhẹ trong tháng này chủ yếu là do giá dịch vụ y tế. Mức giá này đã được điều chỉnh tăng theo bước 2 (bao gồm chi phí tiền lương) của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, ở 16 địa phương, nên chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 8,12% góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,28%.

Ngoài ra, chỉ số CPI còn bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố khác, là việc tăng học phí theo lộ trình của Chính phủ và việc tăng giá điện, nước.

Tuy nhiên, nếu nhìn xuyên suốt 8 tháng, chỉ chỉ số CPI đang có xu hướng giảm tốc. Lý giải cho điều này, là bởi giá thực phẩm, nguyên liệu xây dựng, giá xăng dầu, ga đều giảm trong giai đoạn này.

cpi-tang-nguoinoitieng

Tháng 7, tháng 8, chỉ số CPI tiếp tục giảm tốc mạnh mẽ

Về lạm phát, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 8 năm 2016 tăng 0,09% so với tháng trước, tăng 1,83% so với cùng kỳ; Tám tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,81%.

Trong tháng 8, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố khách quan có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố chủ quan đó là tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Bình quân 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung (tăng 1,91%) và lạm phát cơ bản (tăng 1,81%) khá sát với nhau, điều này thể hiện, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo ttvn.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Giá dịch vụ y tế giúp CPI cả nước tăng nhẹ trong tháng 8

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn