top-banner-2

Thứ bảy, 20/12/2014, 13:23 GMT+7

Giá dầu đi xuống có lợi cho toàn cầu

Theo Financial Times giá dầu giảm sẽ có tác động ngay lập tức lên giá cả, kích thích người dân chi tiêu khi giá nhiên liệu rẻ đi và từ đó thúc đẩy tăng trưởng, 

Giá dầu đi xuống hiển nhiên chẳng phải điều tốt đẹp với Tổng thống Nga - Vladimir Putin. Nhưng với những người khác thì sao? Đà giảm mạnh của dầu thô trong 3 tháng qua đã tạo ra một mối lo bất thường, rằng với lạm phát đang rất thấp tại hầu hết các nước phát triển, dầu rẻ sẽ càng làm vấn đề này thêm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cho rằng giá dầu giảm là điều tiêu cực với kinh tế toàn cầu, đặc biệt với các nước phát triển, là quan niệm sai lầm về giảm phát và biện pháp giải quyết giảm phát, Financial Times nhận định.

oil-2598-1419048387

Giá dầu thô trên thế giới đã mất gần 40% trong nửa năm qua. Ảnh: Bloomberg

Giá dầu giảm hiện tại không nhất thiết là điều xấu. Trung Quốc vẫn định kỳ rơi vào giảm phát từ cuối thập niên 90 đến nay, khi họ còn trong giai đoạn tăng trưởng thần kỳ. Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng ở tốc độ 2 chữ số, giảm phát chỉ phản ánh sản xuất tăng nhanh hơn nhu cầu mà thôi. Mà nhu cầu giảm thì có thể dễ dàng giải quyết bằng cách hạ lãi suất.

Tuy nhiên, tình hình hiện tại không giống với các nước phát triển, đặc biệt là những quốc gia ở eurozone. Nhu cầu tại đây quá yếu so với sản xuất, và lãi suất đã về gần 0% rồi. Vì vậy, giá cả giảm liên tục đồng nghĩa lãi suất thực đang tăng lên. Lãi suất thực tăng sẽ khiến người dân càng trì hoãn chi tiêu, tạo ra vòng xoáy luẩn quẩn giữa tăng trưởng chậm và dư thừa sản xuất.

Vì vậy, giá dầu giảm sẽ có tác động lên giá cả, giảm lạm phát và thúc đẩy hơn là kìm hãm tăng trưởng. Nó có thể khiến các ngành công nghiệp chiết xuất với chi phí vận hành lớn gặp khó trong trung hạn, nhưng nó sẽ giúp người tiêu dùng hưởng lợi ngay lập tức khi giá nhiên liệu rẻ đi.

Mức giá giảm đột ngột sẽ làm tăng lương nhân công thực. Điều này đặc biệt được chào đón ở Anh, do thu nhập thực của các hộ gia đình tại đây đã giảm 6% so với trước khủng hoảng tài chính, bất chấp nền kinh tế phục hồi tương đối tốt.

Đúng là các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi giá cả đi xuống. Tuy nhiên, câu trả lời rất rõ ràng: Hãy nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nhu cầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nên mở rộng chương trình mua tài sản. Còn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vốn đã rất thành công với chiến lược này trước đó, cũng có tuyên bố khá hợp lòng thị trường tuần này, rằng sẽ "thận trọng" khi nâng lãi suất.

Có rất nhiều lý giải cho việc giá dầu giảm. Một là nguồn cung mới, nổi bật nhất là dầu đá phiến của Mỹ, khiến cung tăng cao. Dầu là mặt hàng tương đối nhạy cảm về giá cả, nên chỉ cần một lượng cung tăng rất nhỏ cũng có ảnh hưởng lớn đến giá. Sụt giảm này càng trở nên nhanh hơn, khi vì một lý do nào đó, Ảrập Xêút thuyết phục Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không giảm sản xuất để cứu giá dầu.

Một giải thích khác ít được chấp nhận hơn là vì các tác động bên ngoài. Như kinh tế thế giới suy giảm và nhu cầu từ các nền kinh tế cần nhiều nhiên liệu, như Trung Quốc, sụt giảm. Nhưng điều đáng mừng là, việc này khó có thể là nguyên nhân. Do các lần suy giảm kinh tế toàn cầu trước không hề gây ra phản ứng tương tự.

Tuy nhiên, dù vì bất kỳ lý do gì dầu giảm giá, thông điệp của chúng cũng vẫn thế. Trong tình hình hiện nay, dầu rẻ và chính sách tiền tệ lỏng lẻo chính là sự bổ sung cho nhau. Các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ở eurozone và Nhật Bản, đang phải vật lộn chống giảm phát và suy thoái. Vì vậy, giá dầu giảm chính là cơ hội béo bở họ nên tận dụng.

Theo VnEpress


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Giá dầu đi xuống có lợi cho toàn cầu

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn