top-banner-2

Thứ năm, 10/05/2018, 08:25 GMT+7

Hành trình đi tìm bình yên ở Tây Tạng của hoa hậu Hương Giang

Hương Giang thực hiện chuyến hành trình dài, ngồi tàu 36 tiếng đến với mảnh đất Tây Tạng huyền thoại, cảnh sắc đẹp như tranh.

hoa-hau-huong-giang-di-tay-tang

Hoa hậu Hương Giang vừa trở về từ chuyến đi Tây Tạng cách đây ít ngày. Tây Tạng luôn là mảnh đất huyền bí với bất kỳ tín đồ mê dịch chuyển nào trên thế giới và với nàng hoa hậu "đẹp nhất châu Á" năm nào cũng vậy. Cô nói về cơ duyên của chuyến đi rằng, mình đã mơ một ngày được đến nơi đây từ khi đọc tập tiểu thuyết "Mật mã Tây Tạng" với cảnh sắc thiên nhiên mênh mang, hùng vĩ cùng đàn bò yak thủng thẳng gặm cỏ, núi tuyết như tranh vẽ, trời cao xanh ngắt với mây trắng bao trọn các đỉnh núi thiêng.

Nhưng trên tất cả, Tây Tạng cuốn hút tôi bằng văn hóa Phật giáo Mật Tông với những tín đồ sùng kính, ngày ngày cầm trên tay bánh xe cầu nguyên (prayer wheel), miệng niệm chú, tam bộ nhất bái với tất cả tấm lòng thành kính. Họ không cầu xin cho bản thân, mà cầu xin cho thế gian được an bình, hạnh phúc. Với một người vô thần như tôi, tìm hiểu về mỗi tôn giáo là một điều cực kỳ thú vị, để tò mò xem sức mạnh nào đã có thể kết nối được những con người đó lại với nhau để tạo nên nền văn hóa đặc sắc đến như vậy, Hương Giang tâm sự.

"Nhưng trên tất cả, Tây Tạng cuốn hút tôi bằng văn hóa Phật giáo Mật Tông với những tín đồ sùng kính, ngày ngày cầm trên tay bánh xe cầu nguyện (prayer wheel), miệng niệm chú, tam bộ nhất bái với tất cả tấm lòng thành kính. Họ không cầu xin cho bản thân, mà cầu xin cho thế gian được an bình, hạnh phúc. Với một người vô thần như tôi, tìm hiểu về mỗi tôn giáo là một điều cực kỳ thú vị, để tò mò xem sức mạnh nào đã có thể kết nối được những con người đó lại với nhau để tạo nên nền văn hóa đặc sắc đến như vậy", Hương Giang tâm sự.

Chuyến hành trình thực sự bắt đầu từ chuyến tàu Thanh Tạng từ Chengdu tới Lhasa dài 36 tiếng. Hương Giang kể, nhóm của cô đã dành 20 tiếng để ăn vặt, tám chuyện, ngắm cảnh. Đây là chuyến tàu đặc biệt với rất nhiều hầm xuyên núi, qua vùng núi tuyết vĩnh cữu, phần lớn chạy trên độ cao hơn 4.000 m. Mỗi đầu giường lại có gắn sẵn ống nối oxy trong trường hợp khách cảm thấy bị sốc độ cao. May mắn là đoàn chúng được đi tàu nên khi tới Lhasa mọi người cũng làm quen dễ dàng hơn khi di chuyển bằng máy bay. Đồ mỹ phẩm, thực phẩm trong các gói kín đều bị béo phì do thay đổi áp suất. Cô ấn tượng nhất với khoảnh khắc được ngắm trăng sáng vằng vặc, bầu trời đầy sao mà người thành thị đã lâu không còn được ngắm nhìn.

Chuyến hành trình thực sự bắt đầu từ chuyến tàu Thanh Tạng từ Chengdu tới Lhasa dài 36 tiếng. Hương Giang kể, nhóm của cô đã dành 20 tiếng để ăn vặt, tám chuyện, ngắm cảnh. Đây là chuyến tàu đặc biệt với rất nhiều hầm xuyên núi, qua vùng núi tuyết vĩnh cửu, phần lớn chạy trên độ cao hơn 4.000 m. Mỗi đầu giường lại có gắn sẵn ống nối oxy trong trường hợp khách cảm thấy bị sốc độ cao. May mắn là đoàn lựa chọn đi tàu nên khi tới Lhasa mọi người cũng làm quen dễ dàng hơn so với di chuyển bằng máy bay. Đồ mỹ phẩm, thực phẩm trong các gói kín đều bị “béo phì” do thay đổi áp suất. Cô ấn tượng nhất với khoảnh khắc được ngắm trăng sáng vằng vặc, bầu trời đầy sao mà người thành thị đã lâu không còn được ngắm nhìn.

Đón đoàn tại nhà ga Lhasa là anh Kunchok, hướng dẫn viên sẽ đi theo trong suốt 10 ngày. Anh và bác Padro tài xế đều là người Tạng. Đây cũng là điểm mà những người trong đoàn thích nhất của nhà tour này vì được hỏi những phong tục, tập quán, cách suy nghĩ của chính những người dân bản địa, đôi lúc nó sẽ đối lập với những gì mà cô từng được đọc thấy.

Đón đoàn tại nhà ga Lhasa là anh Kunchok, hướng dẫn viên đi theo trong suốt 10 ngày. Anh và bác Padro tài xế đều là người Tạng. Đây cũng là điểm mà những người trong đoàn thích nhất của nhà tour này vì được hỏi những phong tục, tập quán, cách suy nghĩ của chính những người dân bản địa, đôi lúc nó sẽ đối lập với những gì mà cô từng được đọc.

Cung điện Potala là kỳ quan tôn giáo, biểu tượng của Tây Tạng. Khởi nguồn từ một hang động trong lòng núi của Hồng Đồi, được bắt đầu xây dựng từ vị Tạng Vương hùng mạnh nhất trong lịch sử Tây Tạng  Tùng Tán Cán Bố ở thế kỷ thứ 7, Potala sau đó được Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 bắt đầu mở rộng vào thế kỷ 17. Đây cũng là nơi ở cũng như đặt chính phủ của các đời Đạt Lai Lạt Ma tới năm 1959. Cột mốc 1959 được Kunchok nhắc đi nhắc lại trong mỗi địa danh, mỗi câu chuyện mà chúng tôi tới sau này như cột mốc thay đổi của lịch sử người dân Tạng.

Cung điện Potala là kỳ quan tôn giáo, biểu tượng của Tây Tạng. Khởi nguồn từ một hang động trong lòng núi của Hồng Đồi, được bắt đầu xây dựng từ vị Tạng Vương hùng mạnh nhất trong lịch sử Tây Tạng – Tùng Tán Cán Bố ở thế kỷ thứ 7, Potala sau đó được Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 bắt đầu mở rộng vào thế kỷ 17. Đây cũng là nơi ở cũng như đặt chính phủ của các đời Đạt Lai Lạt Ma tới năm 1959. Cột mốc 1959 được Kunchok nhắc đi nhắc lại trong mỗi địa danh, mỗi câu chuyện mà đoàn du khách tới sau này như cột mốc thay đổi của lịch sử người dân Tạng.

Tu viện Sera là một trong những tu viện lớn nhất của Tây Tạng. Chúng tôi tới vào buổi chiều để được chứng kiến các nhà sư tranh luận. Từng nhóm sẽ có các đề tài rồi một người hỏi hào hứng, đập tay chan chát, người trả lời sẽ ngồi khá lặng lẽ. Nhiều bà mẹ thì đưa con cái đến tu viện để xin cầu sức khỏe bằng cách nhà sư sẽ quẹt chút ám khói từ đèn dầu bơ lên mũi bé. Ở trong các tu viện, đền chùa, mỗi ngóc ngách khe hở giữ bức tường, bao quanh tượng Phật là vô số tiền xu, tiền lẻ. Tôi hỏi Kunchok rằng đây là tập tục của người Tạng hay người Trung Quốc. Anh bảo đó là tập tục của người Tạng vì đối với họ tiền tài, vàng bạc, những mẻ lúa mạch hay dầu cải tốt nhất đầu mùa đều dành để dâng lên cúng Phật. Dường như ở Việt Nam cũng có tập tục này nhưng mang ý nghĩa trần tục hơn nhiều, Hương Giang chia sẻ.

Tu viện Sera là một trong những tu viện lớn nhất của Tây Tạng. "Chúng tôi tới vào buổi chiều để được chứng kiến các nhà sư tranh luận. Từng nhóm sẽ có các đề tài rồi một người hỏi hào hứng, đập tay chan chát, người trả lời sẽ ngồi khá lặng lẽ. Nhiều bà mẹ thì đưa con cái đến tu viện để xin cầu sức khỏe bằng cách nhà sư sẽ quẹt chút ám khói từ đèn dầu bơ lên mũi bé. Ở trong các tu viện, đền chùa, mỗi ngóc ngách khe hở giữ bức tường, bao quanh tượng Phật là vô số tiền xu, tiền lẻ. Tôi hỏi Kunchok rằng đây là tập tục của người Tạng hay người Trung Quốc. Anh bảo đó là tập tục của người Tạng vì đối với họ tiền tài, vàng bạc, những mẻ lúa mạch hay dầu cải tốt nhất đầu mùa đều dành để dâng lên cúng Phật. Dường như ở Việt Nam cũng có tập tục này nhưng mang ý nghĩa trần tục hơn nhiều", Hương Giang chia sẻ.

Thánh hồ Yamdrok là nơi nàng hoa hậu yêu thích nhất trong chuyến đi này, khiến cô phải thốt lên rằng: Chỉ cần đứng lặng người ngắm vẻ đẹp của đất trời, hồ nước là đủ để thấy mình lắng lại và thật nhỏ bé trước thiên nhiên. Vẻ đẹp ấy làm tôi phải bật ra lời nói nhất định sẽ phải trở về Tây Tạng

Thánh hồ Yamdrok là nơi nàng hoa hậu yêu thích nhất trong chuyến đi này, khiến cô phải thốt lên rằng: "Chỉ cần đứng lặng người ngắm vẻ đẹp của đất trời, hồ nước là đủ để thấy mình lắng lại và thật nhỏ bé trước thiên nhiên. Vẻ đẹp ấy làm tôi phải bật ra lời nói “nhất định sẽ phải trở về Tây Tạng”.

Chú chó ngao Tây Tạng lông xù đáng yêu rất thân thiện với khách du lịch.

Chú chó ngao Tây Tạng lông xù rất thân thiện với khách du lịch.

Cung đường tuyết đẹp mê hồn trong chuyến đi chinh phục Tây Tạng của hoa hậu Hương Giang. Từ Việt Nam, bạn có thể bay sang Thành Đô (Chengdu) sau đó đi tàu tới Lhasa theo kinh nghiệm của chuyến đi này, sau đó đặt các landtour tại chỗ của công ty du lịch địa phương để di chuyển được thuận tiện.

Cung đường tuyết đẹp mê hồn trong chuyến đi chinh phục Tây Tạng của hoa hậu Hương Giang. Từ Việt Nam, bạn có thể bay sang Thành Đô (Chengdu) sau đó đi tàu tới Lhasa theo kinh nghiệm của chuyến đi này, sau đó đặt các landtour tại chỗ của công ty du lịch địa phương để di chuyển được thuận tiện.

Hành trình đi tìm bình yên ở Tây Tạng của hoa hậu Hương Giang - 10

Hành trình đi tìm bình yên ở Tây Tạng của hoa hậu Hương Giang - 11

Hành trình đi tìm bình yên ở Tây Tạng của hoa hậu Hương Giang - 12

Theo Nguyên Chi - ngoisao.net - 10/05/2018

(Link nguồn: https://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi/choi-dau/hanh-trinh-di-tim-binh-yen-o-tay-tang-cua-hoa-hau-huong-giang-3747309.html)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Hành trình đi tìm bình yên ở Tây Tạng của hoa hậu Hương Giang

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn